Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

CHUYỆN NHỎ TRONG LÀNG ĐỊA CHẤT



CHUYỆN NHỎ TRONG LÀNG ĐỊA CHẤT
Quế Hằng
Làng địa chất của chúng tôi nằm ở trên núi, năm thì mười hoạ có việc cần mới về dưới cơ quan. Cánh văn phòng cả đàn ông lẫn đàn bà không tới trăm người mà phần lớn lại là đàn ông. Ra vào gặp toàn đực rựa. Chỉ có khoảng gần hai chục là nữ nên được quý hơn vàng! Anh Lươn là Trưởng phòng hành chính, người gầy gò xanh xao nhưng khôn ngoan lắm, luồn lách giỏi như mèo!
Đùng một cái anh Lươn về quê lấy vợ rồi mang theo lên cơ quan. Chị vợ tên là Lẹo (rõ khéo), người to như cái bồ sứt cạp. Hai vợ chồng được phân một gian rộng 12 mét vuông.Thời gian đầu chị ta đi phát tuyến. Vài tháng sau có thai thì được đưa về văn phòng làm tạp vụ, lo nước nôi cho sếp. Chưa đầy năm đã tòi ra thằng cu bụ bẫm ra phết!
Đám đàn ông địa chất phần lớn khoẻ mạnh, đẹp trai. Ở nhà quê, người ta chẳng biết mô tê mốc tếch gì về cái nghề này nên cứ hiểu “thoát ly” khỏi đồng ruộng là ngon rồi! Vì thế chàng nào cũng về quê lấy vợ rất dễ dàng và cô vợ nào cũng đẹp mới chết chứ!
Dân địa chất nhiều chuyện ma quái lắm!
Dưới xưởng là nơi người ta buôn đủ thứ chuyện trên trời dưới đất vì nó xa khu văn phòng. Toàn là thợ nên tha hồ nói văng mạng, chẳng cần phải ý tứ gì. Thỉnh thoảng, các cô vợ lên thăm và ở lại hàng tháng, bà con cứ nói vui là “đi lấy giống”. Vì thế mà: “Bao giờ bén rễ xanh cây mới về”. Mấy cô vợ này bị bọn con gái cơ quan coi thường, cho là dân vô công rồi nghề chứ chẳng được như các cô là “người trong biên chế Nhà nước”. Một số cô theo chồng ở lại đây dăm ba tháng, chẳng có việc gì làm, chán quá lại về quê. Những ngày ở với chồng, họ hay lê la xuống dưới xưởng nên biết ối chuyện.
Hôm tôi có việc về đấy thấy đám đông đang nói chuyện và tranh cãi rất hăng. Một chị lớn giọng hỏi:
- Tao đố chúng mày cái Lẹo nó đi đâu?
Một chị ra vẻ hiểu biết đáp ngay:
- Nó đi chơi với thằng Dũng chứ đi đâu! Chúng nó hẹn nhau dưới chân dốc rồi dẫn nhau vào rừng. Hôm tao đi kiếm rau lợn bắt gặp chúng nó đang hú hí trên sườn đồi. Có Trời mà biết chúng nó làm gì!
Tiếng cười rộ lên:
- Ha ha… Thì ra ai cũng biết!
Chị khác cong cớn:
- A! Con Lẹo này láo nhỉ! Thằng chồng lành quá hoá hèn! Phải tay tao, tao tẩn chết!
- Tẩn cái con c... ! Thằng chồng yếu nhớt ra thế thì làm sao đủ sức mà yêu nó? Không đủ "đô" thì nó phải “cải thiện” thôi!
Gần như bọn đàn ông đều bênh vực cô Lẹo. Họ cho rằng cô ấy làm thế là đúng. Anh chàng Hồng tỏ vẻ thương xót:
- Trông người phốp pháp thế mà phải làm vợ thằng Lươn cứ như hình nhân bắn súng sậy ấy! khổ! Nó phải làm vợ tao mới đã!
Lẹo khá đảm và khéo léo. Cô ấy đi đến đâu là sức sống cứ rộn lên đến đấy. Vì tính tình xởi lởi, mau mồm mau miệng nên được các sếp mến. Trời thì nóng nực, vải vóc lại hiếm nên Lẹo tiết kiệm tối đa. Quần áo càng ngắn càng tốt. Phòng họp chật chội, ngực cô ả cứ căng đội lên trắng ngần khiến các sếp nóng ran cả người! Cánh nhân viên hành chính liên quan tới vật chất nên đời sống kinh tế cũng khấm khá, rủng rỉnh hơn người khác. Tay Dũng lái xe luôn đi đây đi đó. Ngày xưa, việc đi lại còn khó khăn. Hắn khôn khéo biến cái xe công thành của riêng mình. Mỗi lần qua Bắc Ninh, hắn lại mua rau xanh, gạo mới chở lên. Đối với dân địa chất thì hai thứ này quý hơn vàng! Thế là Dũng được chị em quý mến. Mà quý mến hắn thì chỉ có lợi. Mỗi lần đi công tác, hắn cho người đi nhờ xe, kiếm thêm chút tiền. Số tiền hắn kiếm được hàng tháng bằng mấy lần lương kĩ sư ấy chứ!
Thằng con cô Lẹo chưa đầy ba tuổi thì cô ấy đẻ đứa thứ hai. Con bé phổng phao, khoẻ mạnh y như mẹ. Mọi người lại một phen xì xào bàn tán. Họ bảo nó là con thằng cha Dũng chứ đâu phải là con lão Lươn! Lão Lươn đúc thế đếch nào được con bé như thế! Một gã tuyên bố:
- Đếch biết nó là con thằng Dũng hay là con tao, Có khi con xếp Đồng. Xếp Đồng vừa dê vừa có chức tước Lẹo nó không ngả vào mới là chuyện lạ. Mà dù là con thằng nào đi nữa thì đương nhiên nó vẫn là con lão Lươn! Đứa nào dám vào đấy mà nhận!
Đám đông cười hềnh hệch tỏ vẻ a dua tán thưởng. mỗi người một câu
-Thì đấy mấy đứa cái Hồng cái Lê yếu thế vẫn phải đi phát tuyến
-Rồi bà Xuân già rồi mà phải đi làm dung dịch
-Nó như voi ấy mà cứ bình bịch ở phòng hành chính
- Đã cống hiến gì cho cơ quan đâu
-Chỉ giỏi dùng vốn tự có
Cái làng địa chất này có một dúm người mà tôi nghe được biết bao là chuyện bi hài. Nào là cái Tính nhập nhằng với ông Đô. Rồi cô Lài một lúc lăng nhăng với cả anh Đào, anh Ba… Nói chung mọi người đều cho rằng các cô ấy làm thế là đúng vì mấy ông chồng vừa vụng về vừa bất lực. To mồm nhất là Hồng, gã bảo:
- Tiếc cho con Lài trông hừng hực thế mà thằng Lơ thì… chán chết! "Làm" được một phát, ốm cả tháng! Cứ phải tay tao thì em mới hớn hở được!
Lại có tiếng nhao nhao chế giễu:
- Chắc đếch gì ông đã khoẻ? Mà làm sao ông biết chuyện riêng tư của nhà người ta?
Hồng khoa tay múa chân cười lớn:
- Hê hê… Chả lẽ anh lại dẫn chứng cho các chú thấy! Cứ nhìn anh thì biết !
Hắn vén cao tay áo, lên gân rồi thách mấy anh chàng kia chặt. Cánh tay nổi bắp cuồn cuộn. Bàn tay chuối mắn to bè tháo cả chiếc xe máy chẳng cần đến tô vít, trông rõ khiếp.
Một anh chàng trêu chọc:
- Thôi đi ông! Có khi khoẻ cái nọ lại yếu cái kia! Như gót chân Asin ấy!
Những tiếng cười hí hí há há lại vang lên ồn ã.
Chẳng biết hư thực ra sao nhưng người ta cũng hay xì xào về tay Hồng này. Tôi chưa chứng kiến chuyện gì về quan hệ giữa Hồng và Lài hay giữa Dũng và cô Lẹo. Chỉ thấy cô Lẹo lúc nào cũng cười phớ lớ. Tiếng cười thoải mái không một chút lo âu.
Đợt này tay Hồng được về phép. Cộng cả nghỉ bù cũng được hàng tháng chứ chẳng ít. Thế mà mới về quê được dăm bữa đã thấy gã lù lù dẫn xác lên, mặt méo xệch như cái bị rách. Lầm lầm, hắn chẳng nói năng gì mà quăng phịch cái xác xuống giường, nằm thượt ra như thằng chết rồi. Hai hôm sau, Loan – vợ gã lếch thếch lên cơ quan tìm chồng. Hồng đùng đùng đuổi vợ về. Một trận cãi vã nảy lửa nổ ra:
- Đồ đĩ! Cút đi! Cô làm nhục tôi!
Tiếng Loan năn nỉ nghẹn ngào:
- Em xin anh! Em lạy anh! Anh tha cho em anh ơi!
Nhưng Hồng dứt khoát đuổi cô ta ra khỏi nhà. Gã lồng lộn gào thét như một con thú điên:
- Trời ơi! Có ai nhục nhã như tôi không? Vừa về đến nhà hí hửng sẽ được ôm vợ thì thấy một thằng chạy vọt từ trong ra. Trời tối chứ không thì tôi giết nó! Này con đĩ kia! Tao tha giết ai thì thôi chứ tao lại để nó giết tao à?
Cô vợ vừa khóc tức tưởi vừa phân bua với mọi người:
- Ới các anh các chị ơi! Năm ngoái em lên đây chơi, thấy anh ấy bênh vực chị nọ chị kia rằng thì là chồng không đáp ứng được cho vợ thì vợ mới phải đi tìm người khác. Vợ chồng họ có không thoả mãn được nhau thì cũng vẫn được ở bên nhau. Chứ cứ như em thì mỗi năm anh ấy về nhà có một lần thôi. Thế những người vợ kia là người còn em là gỗ đá sao?
Nói rồi cô ấy cứ nấc lên từng chặp, ngồi phệt xuống bậc cửa tưởng chừng như sắp lả đi. Chị Đường là người nhiều tuổi nhất, có tiếng là đàng hoàng, đứng đắn đã đưa Loan về phòng mình rồi an ủi:
- Thôi, cứ bình tĩnh, mọi chuyện tính sau em ạ! Em ăn tạm bát cơm rồi ngủ cho lại sức nhé!
Cái làng địa chất xưa nay vốn hoà thuận, không mấy khi ầm ĩ như thế này. Chuyện vừa xảy ra khiến nhiều người phải suy nghĩ bởi nó không chỉ là chuyện riêng tư của vợ chồng Hồng – Loan. Tôi bật cười thầm. Thì ra các cụ nói đố có sai: “Của mình thì giữ bo bo, Của người thì thả cho bò nó ăn”. Rõ chán mớ đời cho các ông chồng! Chỉ thích thả cá vào ao người khác. Còn bò của ai mà ăn cỏ nhà mình thì cứ là… trời sập!

GẤC MỘNG NGÀY HÈ




GIẤC MỘNG NGÀY HÈ

Đã nhiều lần các bạn thơ Làng Trình có ý mời các bạn thơ quen biết về chơi. QH  trông như con trâu nhưng lại có yếu điểm là rất sợ ngồi lên ô tô. Đợt này tự thấy mình sức khỏe tốt lòng khao khát muốn về thăm miền đất
Trời phú Cồn Vành nhiều vật quý
Đất cho Trình Phố lắm danh Hiền
Và nhất là muốn về thăm anh thợ cày làm thơ như thế nào
 Thế là. Nhắn gọi rồi...
“Luống bấy lâu nay những nhắn nhe “HXH
Đã thành công
Trên 40 bạn thơ từ các tỉnh về chơi
Vô cùng cảm động về sự nhiệt tình tham gia của các bạn
 Và cũng vô cùng cảm động về sự tiếp đón của các bạn.
Đa đề rủ bóng ngời cung hạnh
Lan Quế bung tình rạng nét duyên
Sau thủ tục lễ đền cụ Ngô Quang Bích
 Là cuộc giao lưu thơ. Xuốt hai giờ chỉ đọc thơ mà bao người trách móc mình ko được đọc. Tiện đây xin lỗi các bạn, vì đã 12 h trưa, Thần đói quấy rối.
Bữa thịt chó thịnh soạn mở ra thơm nức mùi riềng sả.
Nghe đâu món này do chính tay bác Chuyển chủ nhiêm CLB TV làng Trình nấu. Chao ơi!
Nhầy nhầy dựa mận  đầy mươi đĩa
Trùng trục dồi lòng ngập mấy khay
Măng củ vàng ươm ngây ngất dựng
Mơ lông  xanh mướt mượt mà bay
Sau giờ nghỉ trưa
Chúng tôi đến dâng hương
Đền thờ cụ  Nguyễn Công Trứ, ÔI!  Khang trang, lộng lẫy, nguy nga
 Nên cụ phù hộ dân nơi đây chăng?
Đúng là:
“Ba tầng sóng dội vang trời bể
Năm sắc mây bay thấp thoáng trời.” thơ cụ Trứ


Các bạn còn dẫn đi bơi ở bãi Cồn Vành
Quanh  co đê biển đến Cồn Vành
Bãi lúa nương ngô mướt mát xanh
Và đến biển thì
Anh đu nước biếc tay vờn ngọc
Em đẩy sóng cồn tóc đuổi mây
Kẻ nhíu mày xanh lòng khúc khích
Ngươì chu môi đỏ má hây hây
Nhưng...
Đang vui trời đã xế chiều
Ngậm ngùi giây phút nói điều nhớ nhung
 Ra về nước mắt rưng rưng
Hẹn mai ta lại đến cùng với nhau
Chia tay nào có gì đâu
Cơm đùm nước vối  mà sâu mà nồng
Đúng là
Nắm cơm thơm thảo hoa thua sắc
Chai nước ngọt ngào mật kém hương
Gặp mặt còn ngờ trong giấc mộng
Chia tay vẫn tưởng chốn thân thương
Thế là:

Lên xe lòng những nghẹn ngào
Hẹn khi nắng lửa gió cào bên nhau
Ai ngờ đúng tiết mưa ngâu
Có khi duyên phận năm sau lại về

Bài viết thay lời cảm ơn chân tình đến các bạn thơ Làng Trình đã đón tiếp chúng tôi thật đầm ấm và nồng hậu.
Chỉ tiếc là cả tôi và các anh đều bận rộn cho cuộc vui nên không nói chuyện được nhiều và không chụp được nhiều ảnh kỉ niệm.




THƠ ĐƯỜNG LUẬT. LỜI CÔ PHỤ




LỜI CÔ PHỤ

Hương trầm nghi ngút hỡi mình ơi
Mười tám đông qua nuốt đắng rồi
Cõi phật ai tu ai có thấu
Đường trần cái  trải cái đâu vui
Chang chang nắng lửa phơi rồi tãi
Hun hút gió đông dập lại vùi
Con cháu một tay nuôi với dạy
Mẹ cha mấy gánh cõng cùng chui
Khi tùm khi chát cam thua thiệt
Lúc đói lúc đau chịu ngậm ngùi
Sáng sớm bần thần tâm cấu dạ
Đêm đen bứt rứt ruột cào môi
Niềm vui bóp nát  ngày ngày đợi
Mơ ước vò nhàu tháng tháng trôi
Ngoảnh lại  má hồng đâu tuột mất
Cao xanh cho có vậy sao người?

Quế Hằng

Từ đức Khoát

 BÌNH & HỌA VỀ  LỜI CÔ PHỤ

Ai cũng thích động viên chia sẻ phê phán và ngợi khen , không phải chỉ nhấn "Thích" là xong PHẢI KHÔNG CÁC BAN ?
Ngôn ngữ là cái vỏ bộc lộ "TÂM " của con người nó có cái NỘI DIỆN và NGOẠI HÀM . Nhà bác học Lê Quý Đôn khảng định :
"Nghĩ sâu thì ý xa - Ý xa thì khí mạnh -Khí mạnh lời giầu _ Lời giầu thì văn hay"
VẬY CÁI GỐC VẪN LÀ TƯ DUY ĐỂ HIỂU CÁI VĂN CỦA MỖI CON NGƯỜI !
TÔI ĐỌC THƠ CỦA RẤT NHIỀU BẠN TRÊN "ĐẤT ĐỨNG" 'CLB THƠ ĐƯỜNG HỌ PHẠM" TRÊN FB - TRÊN VĂN NGHỆ ĐẤT TỔ -"THƠ ĐƯỜNG ĐÂT VIỆT ' .... KHI ĐỌC "Kỷ yếu BÚT XƯA của nhà thơ Hoài Yên" Tôi càng đọc càng mê nhất là 63 bài "Thơ tình" của ông nhưng :
- KHI ĐỌC THƠ QUẾ HẰNG Tôi thấy mình phải đọc đi đọc lại nhiều lần để tìm hiểu từng câu chữ, từng cách ngắt nghỉ để thấy cái chiều sâu của một con người bị đày ải , sát phạt mà vẫn ngẩng cao đầu để chiến thắng số phận - Hôm nay tôi mới hiểu thêm được về QH nếu như không có LỜI CÔ PHỤ mà chị đã mếm đủ mùi cay đắng (!)
Chúng ta đang sống trong thời khép kín ít khi bộc lộ cái đau ra ngoài vì chẳng muốn ai :"thương hại " cho cái tôi nhỏ bé của mình , nhât là lại ở một người có cá tính - có tâm , có tầm hiểu tường tận chân tơ kẽ tóc của XH đương đại như QH
Cái hay ở thơ QH là không bi lụy mà nó tự trào lộng theo phong cách Hồ Xuân Hương - Vâng ! Đằng sau cái cười "ra nước mắt " đó là sự nguội lạnh đến tê tái đến BỆNH TẬT - đến "tức ngực" ?vì sự dồn nén của số phận :
Niềm vui bóp nát ngày ngày đợi
Mơ ước vò nhàu tháng tháng trôi
Nó đang vày vò "bóp nát" lẫn nhau để tìm kiếm cái "vui " chốc lát giả tạo cương cứng thô bạo mà cuộc đời đang dình dò giật chộp từ mái ấm trong tay QH ?
Chuyển sang lời kết -Tôi xin hạ một câu cùng nữ sỹ thay lời chia sẻ
"Ước ao tơi tả trong mong đợi
Mơ mộng tanh bành giữa nổi trôi!"


TÌNH CÔ PHỤ

Ngọn nhang ứa đỏ khóc chàng ơi
Ngày tháng đơn côi lạnh lắm rồi
Tiên cảnh người đi nào thấy thấu
Trần ai ta ở có chi vui
Ào ào gió cuốn trong mưa lấp
Sầm sập thuyền trôi giữa cát vùi
Làm tớ làm thầy năng dưỡng dục
Báo ơn báo hiếu gắng còng chui
Đi về lạnh lẽo đành hơ hải
Ăn ở đơn côi chịu ngậm ngùi
Tối tối lẻ phòng đau thắt dạ
Ngày ngày lạc lối xót bào môi
Ước ao tơi tả trong mong đợi 
Mơ mộng tanh bành giữa nổi trôi
Lợt lạt gương sen đà bỏ mất
Hóa công đày ải một con người (?!)
Từ Đức Khoát